CỘT ĐÈN CHIẾU SÁNG ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI


Một bộ sưu tập cột đèn chiếu sáng độc đáo sáng đẹp rực rỡ bao gồm 202 cột đèn bằng gang đúc hoa văn theo phong cách cổ điển với 17 kiểu cột khác nhau có chiều cao từ 6m đến 9m được bố trí sắp xếp như một rừng cột đèn đã được đem ra trưng bày từ năm 2008 ở ngay lối vào Bảo tàng nghệ thuật quận Los Angeles (Bảo tàng LACMA) phía đại lộ Wilshire Boulevard.

Kể từ khi được lắp đặt đến nay, tác phẩm này đã trở thành một điểm đáng chú ý của mọi người. Nó thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương tới tham quan và chụp ảnh. Không khó để có thể thấy hình ảnh của nó xuất hiện tràn ngập trên các trang mạng xã hội, được đăng tải bởi những người đã tới tham quan bảo tàng LACMA. Tác phẩm độc đáo này đã được xuất hiện trong video Maybe California của Tori Amos và bộ phim Valentine's Day. Ngoài ra nó cũng được xuất hiện trong một quảng cáo của Guinness và trong một bài báo của Vanity Fair với các diễn viên của bộ phim truyền hình Glee.


Urban Light ánh đèn đô thị ở bảo tàng Lacma Urban Light ánh đèn đô thị ở bảo tàng Lacma Urban Light ánh đèn đô thị ở bảo tàng Lacma Urban Light ánh đèn đô thị ở bảo tàng Lacma

Được biết đây là tác phẩm nghệ thuật công cộng với tiêu đề "CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ" của nghệ sĩ điêu khắc Chris Burden. Điểm thú vị ở chỗ những chiếc cột đèn gang đúc này là loại cột đèn chiếu sáng kiểu cổ điển được lắp đặt khá nhiều ở Mỹ vào những năm 1920~1930 và phần lớn trong số đó đã từng được thắp sáng trên các đường phố ở Nam California, nghệ sĩ Burden đã sưu tầm khôi phục và biến chúng thành một tác phẩm mới theo phong cách nghệ thuật công cộng đương đại của thế kỷ 21.

Burden lần đầu tiên bắt đầu thu thập những chiếc cột đèn đường này vào tháng 12 năm 2000 và liên tục thu thập chúng trong bảy năm tiếp theo. Hai chiếc đầu tiên là Burden mua tại chợ Bowl Rose Bowl với giá 800$ mỗi chiếc, sau đó ông tiếp tục tìm mua lại từ nhiều nguồn khác đặc biệt mua của nhà sưu tập Anna Justice (người đã khôi phục làm lại các bộ phận bị hỏng hoặc thiếu, xử lý phun cát lại bề mặt thân cột và sơn sửa nó thành màu xám đồng nhất).

Bộ sưu tập đồ sộ của Burden bao gồm các loại cột đèn đến từ các đường phố của Nam California và một số đến từ Portland, Oregon. Trong 17 kiểu cột đèn kể trên thì phần lớn các loại cột đến từ Outpost, Hollywood, Pacific Twin và kiểu cột trang trí lớn nhất được gọi là "Rose Poles" đến từ trung tâm thành phố Los Angeles, hiện nay một số cột đèn trang trí kiểu này vẫn thấy ở góc đường Broadway và Sixth.

Thoạt đầu Burden sắp đặt rải rác những bộ phận của nó trên sàn phòng trưng bày Topanga Canyon theo một cách mà nghệ sĩ gọi là "lamp carcasses" (xác chết bằng đèn chiếu sáng) và Burden cũng đã từng giới thiệu bộ sưu tập của mình tới vài nơi nhưng chưa thành công, sau đó ông tiến hành lắp đặt bộ sưu tập này thành hàng dày đặc ở hai bên tòa nhà nơi đặt phòng trưng bày Topanga Canyon của ông và mời khách tới thăm.

Giữa năm 2006 ông Michael Govan khi đó là giám đốc của Bảo tàng Nghệ thuật Ứng dụng MAK ở Vienna và Bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles đã đến thăm khu trưng bày của Burden vào lúc hoàng hôn, ánh đèn của bộ sưu tập bật sáng đã thực sự gây ấn tượng mạnh cho Michael Govan. Sau đó ông Andrew M. Gordon là một giám đốc điều hành của Goldman Sachs, người sau này trở thành chủ tịch hội đồng bảo tàng LACMA, ngài Andrew M. Gordon đã chấp thuận mua bộ sưu tập này thông qua nguồn quỹ gia đình của mình với một mức giá không được tiết lộ.



Relevant Links: link1 link2